Để thực hiện thi công hầm cầu 2 ngăn chi tiết, đúng kỹ thuật vừa tiết kiệm tối đa thời gian, công sức vừa tiết kiệm được chi phí hút hầm cầu định kỳ thì việc tìm một sơ đồ bản vẽ cấu tạo hầm cầu và kích thước hầm cầu đạt chuẩn là điều hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn cách xây hầm cầu 2 ngăn chất lượng.
Chi phí, vật tư xây bể phốt 2 ngăn là bao nhiêu?
Xây dựng bể phốt 2 ngăn (chiều dài 2 mét, chiều rộng 1m2 và chiều cao 1,5 mét) sẽ cần dùng 500 viên gạch, 2 tạ xi măng và đường ống nhựa. Như vậy chi phí xây hầm cầu 2 ngăn sẽ dao động từ khoảng 600.000đ (chưa bao gồm công thợ).
Hiện nay, hầu như các gia đình nên sử dụng bể tự hoại 4 ngăn, bể phốt 3 ngăn thay vì bể 2 ngăn. Với mỗi ngăn sẽ cần đặt một loại ống thông riêng.
Sơ đồ bản vẽ và kích thước của hầm cầu 2 ngăn tiêu chuẩn
Hầm cầu hiện nay ngày càng được thiết kế đa dạng với nhiều kích thước và chất liệu hình thù khác nhau. Để bạn có cái nhìn khách quan, dễ dàng hình dung ra hình ảnh của công trình tự hoại 2 ngăn và có cách làm hầm cầu chuẩn chất lượng, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về sơ đồ và kích thước chuẩn cho hầm cầu 2 ngăn.
Sơ đồ bản vẽ hầm cầu 2 ngăn
Hầm cầu 2 ngăn được thiết kế với cấu tạo gồm 2 ngăn cơ bản là một ngăn chứa và một ngăn lắng. Mỗi ngăn sẽ có một nhiệm vụ riêng, cụ thể:
- Ngăn chứa: Dùng để chứa phân (chiếm 2/3 diện tích bể)
- Ngăn lắng: Có nhiệm vụ lắng phân trước khi thải ra ngoài (1/3 diện tích bể)
Ngoài ra, một số trường hợp thi công xây dựng hầm cầu ít người lựa chọn sử dụng như hầm cầu 2 ngăn gồm có ngăn chứa và ngăn lắng bằng nhau (cấu tạo theo tỷ lệ 2:2). Dưới đây là bản vẽ chi tiết bạn có thể tham khảo khi thi công hầm cầu 2 ngăn.
Kích thước hầm cầu 2 ngăn tiêu chuẩn
Kích thước hầm cầu 2 ngăn của mỗi gia đình sẽ có sự khác nhau về chiều dài, chiều rộng, chiều cao và dung tích bể. Chi tiết các thông số kích thước bể phốt áp dụng theo công tính số lượng người sử dụng.
Các kích thước hầm cầu có thể được thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tần suất sử dụng, đối tượng sử dụng và khối lượng để đưa ra số liệu kích thước tối ưu nhất. Bạn có thể tham khảo bảng thông số về kích thước tiêu chuẩn bể dưới đây.
Đa số các hộ gia đình rất quan tâm đến vấn đề tính toán thi công bể tự hoại gia đình. Để có thể xác định đúng được kích thước bể phốt nhà 2 ngăn có phù hợp với nhu cầu sử dụng hay không, lưu ý đầu tiên cho bạn là cần xác định lượng nước thải hàng ngày của các thành viên thông qua số lượng thành viên trong gia đình. Sau đó bạn hãy dựa vào bảng tham khảo kích thước để tính toán cho phù hợp.
Cách xây hầm cầu 2 ngăn đúng kỹ thuật
Để khách hàng có một cách xây hầm cầu 2 ngăn hợp lý, đúng kỹ thuật, đảm bảo sự vận hành tốt nhất và tiện lợi cho việc hút hầm cầu định kỳ thì thông thường việc thực hiện thi công cho bể 2 ngăn sẽ được thực hiện theo 4 bước cơ bản như sau:
Kỹ thuật đào hố
Đầu tiên bạn cần chọn vị trí xây hầm cầu và đào một cái hố với độ sâu nhất định, bạn có thể lựa chọn kiểu hầm cầu hình chữ nhật hoặc hình vuông tùy vào diện tích vị trí đất bạn đã chọn. Bước đầu tiên khá đơn giản, bạn chỉ cần đảm bảo vị trí và độ sâu chắc chắn thích hợp cho hầm cầu nhà mình.
Nên tránh trường hợp đào một cái hố quá nông. Điều này có thể khiến cho công trình hầm tự hoại nhà bạn không đảm bảo được độ chắc chắn trong quá trình sử dụng. Đồng thời, không thể duy trì tuổi thọ cao cho hầm cầu.
Thi công xây dựng
Sau khi đã hoàn thành công việc đầu tiên và đảm bảo được độ sâu của hố thì bạn tiếp tục tiến hành thi công xây dựng. Bước này, bạn cần phải sử dụng những nguyên vật liệu như là gạch để tiến hành.
Lưu ý, bạn nên sử dụng những vật liệu bằng gạch chất lượng cao thay vì sử dụng gạch ba banh. Ngoài ra, bạn nên chú ý, xây dựng một chiếc khung tường thật chắc chắn để có hầm cầu chất lượng cao và đảm bảo sinh hoạt gia đình.
Thực hiện đặt ống bể 2 ngăn
Công việc khá quan trọng khi xây hầm cầu đó là bước thực hiện đặt ống cho bể 2 ngăn. Bạn chỉ cần tiến hành sai kỹ thuật, lắp đặt nhầm đường ống thì trong quá trình sử dụng sẽ dẫn tới cấu tạo hầm cầu hoạt động sai, không thể thông được một cách nhanh chóng.
Kinh nghiệm ở bước này là bạn nên lắp đặt ống thải, ống thông nhau các ngăn, ống thoát nước đã lắng, lọc và cả ống thoát khí. Trong quá trình lắp đặt cần phải đặc biệt lưu ý vấn đề chuẩn kỹ thuật được chia sẻ dưới đây.
- Ống thải: Để che đi phần nắp bể cần đặt càng gần phía tấm đan càng đem lại hiệu quả cao và các điểm nối giữa ống phải thẳng, không uốn khúc. Thực hiện lắp đặt như vậy để ống có độ dốc và tích được nhiều chất thải hơn. Điều này cũng sẽ đảm bảo chất thải trôi xuống nhanh chóng, hạn chế tình trạng tắc nghẽn bồn cầu.
- Ống thông các ngăn: cần lưu ý về cách đặt và kích thước ống. Nên lắp ống có kích thước lỗ ống 20x20cm, đường kính ống thông là 10cm, độ dài ống chỉ nên bằng 1/3 chiều cao của bể chứa và cao khoảng 55cm so với ngăn lọc, ngăn chứa.
- Ống thoát nước đã lắng, lọc: để hạn chế tình trạng đường nước thải bị tắc do áp lực thải nhanh, cần đặt ống thoát nước đã lắng, lọc cách bể khoảng 20cm và phải có đường kính tối thiểu 11cm.
- Ống thoát khí biogas: Để vận hành được một cách tốt nhất thì nên đặt ống thông khí trước khi lắp ống thoát và ống thoát thì cần đặt sao cho ống có thể tiếp xúc tốt nhất với khí bên ngoài.
San lấp mặt bằng
Sau khi đã hoàn thiện được tất cả các bước cơ bản trên, bạn nên tiến hành kiểm tra lại các quy trình, cấu tạo những thứ có liên quan tới công trình hầm cầu và đặc biệt là kiểm tra đường ống nước.
Kiểm tra công trình xong, tiến hành thực hiện san lấp mặt bằng. Đồng thời, ở bước này cần chú ý độ ẩm của đất, tuyệt đối không được nén đất của chặt để tránh tạo áp lực ảnh hưởng tới bể.
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng xi măng chuyên dụng khi xây bể phốt. Để tránh xảy ra trường hợp bê tông khô quá nhanh dẫn đến bể phốt bị nứt vỡ và rò rỉ nước thải, bạn cũng cần theo dõi tình trạng đông của bê tông kĩ càng.
Một lưu ý nhỏ cho bạn khi lựa chọn nguyên liệu làm tường bao đó là nên dùng các nguyên liệu như gạch men, đá dăm hoặc có thể đổ bê tông để tường bao được chắc chắn hơn.
Khi nào nên xây hầm cầu 2 ngăn?
Đối với những gia đình ở trung tâm thành phố, những nơi đông đúc, thường có diện tích đất nhỏ, hạn hẹp nên lựa chọn sử dụng công trình tự hoại 2 ngăn và thường được xây dựng bằng bê tông.
Xây dựng hầm cầu 2 ngăn có thể cho kích thước giảm xuống phù hợp với mức độ sử dụng và số người sử dụng trong mỗi gia đình. Và tùy từng hộ gia đình sẽ có sự khác biệt về kích thước và dung tích bể.
Bản chất thi công xây dựng hầm cầu sẽ được thiết kế dưới nền nhà hoặc những nơi khó nhìn thấy và thêm nhược điểm của hầm cầu 2 ngăn là nhanh xuất hiện dấu hiệu hầm cầu bị đầy, hay tắc nghẽn. Tuy nhiên khi sử dụng nếu có tắc nghẽn thì cũng dễ khắc phục.
Trên thực tế, các hộ gia đình đang có xu hướng lựa chọn xây và sử dụng thiết kế bể phốt 3 ngăn. Bởi loại bể phốt này có kích thước lớn hơn, quá trình sử dụng cho thấy bể phốt 3 ngăn sẽ phân hủy lâu hơn so với bể phốt 2 ngăn. Tuy nhiên, thiết kế xây bể phốt 3 ngăn sẽ có mức chi phí cao hơn so với loại 2 ngăn nên đối với những gia đình điều kiện kinh tế không cho phép thì có thể lựa chọn loại bể phốt 2 ngăn.
Trên thực tế, cách xây hầm cầu 2 ngăn có thể được làm bằng những nguyên vật liệu khá tiết kiệm như bê tông hay composite. Vậy nên, hầm cầu 2 ngăn thuận tiện trong quá trình sử dụng nên nhiều hộ gia đình và các khu trọ lựa chọn xây.
Cách xây hầm cầu 2 ngăn là công việc cần có kỹ thuật chuyên nghiệp và sự nghiên cứu kỹ càng để có thể kéo dài được tuổi thọ của hầm cầu và tránh những sự cố có thể xảy ra trong thời gian sinh hoạt. Vậy nên, bạn cũng cần phải chọn những đơn vị uy tín để giúp bạn xây dựng và thiết kế đúng kỹ thuật.
Trên đây là bài viết cung cấp chi tiết về cách xây hầm cầu 2 ngăn đạt tiêu chuẩn. Hy vọng bài viết trên đã có thể giải đáp được nhiều thông tin hữu ích cho quý khách.