Làm bể phốt bằng thùng nhựa là giải pháp thay thế hiệu quả, tiết kiệm và đem tới nhiều lợi ích thiết thực. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm bể phốt bằng thùng nhựa thông qua một số bước đơn giản để bạn có thể tự làm một sản phẩm cho ngôi nhà của mình.
Mách bạn cách làm bể phốt bằng thùng nhựa đơn giản
Hầm cầu nhựa là sản phẩm mới ra đời trong ngành xây dựng, thay thế cho các loại hầm cầu truyền thống. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm bể phốt bằng thùng nhựa đơn giản, tiết kiệm tại nhà, mời bạn tham khảo!
1. Chuẩn bị vật liệu làm bể phốt
- 2 đến 3 thùng nhựa, thể tích mỗi thùng tối thiểu là 200 lít, tính toán kích thước hầm cầu phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Hệ thống ống dẫn nước để kết nối từ bồn cầu ra bể phốt và nối từ bể phốt ra ống xả thải môi trường có đường kính tối thiểu 110mm, chiều dài tùy thuộc vào khoảng cách bạn đo đạt được để kết nối.
- 6 Ống nối chữ T
- Co nối,
- Keo dán ống nước.
- Cát, sỏi.
Tùy vào cấu tạo hầm cầu, thể tích bạn lựa chọn để chuẩn bị từ 2 đến 3 thùng nhựa, đảm bảo thể tích tối thiểu của mỗi thùng phải được 200 lít. Cấu trúc của các loại hầm cầu hiện nay chủ yếu đều có thiết kế 3 ngăn tự hoại, trong đó:
- Ngăn đầu tiên là ngăn chứa, nên ưu tiên bình nhựa có thể tích lớn từ 500 lít trở lên.
- Ngăn tiếp theo là ngăn lắng.
- Ngăn sau cùng là ngăn lọc.
Trên các nắp thùng dùng làm ngăn chứa và ngắn lắng bạn cần khoét một lỗ có kích thước khoảng 2cm, còn nắp thùng dùng làm ngăn lọc, đường kính của lỗ tròn cần khoét là 6cm. Các lỗ này giúp người dùng dễ dàng mở nắp, tiện cho việc kiểm tra hoặc tạo thuận lợi cho quá trình xử lý bể phốt trong tương lai.
Lưu ý: Khi chọn thùng nhựa làm bể phốt cần chọn loại cao cấp, có khả năng chịu nhiệt tốt. Tốt nhất nên chọn loại thùng nhựa chuyên dụng để làm bể phốt. Như vậy sẽ giúp bể phốt tự làm bằng nhựa có tuổi thọ sử dụng cao hơn, hạn chế hư hỏng trong quá trình sử dụng.
2. Quy trình làm bể phốt bằng thùng nhựa
Cách làm hầm cầu bằng thùng nhựa thường được tiến hành theo trình tự các bước bài bản sau đây:
- Bước 1: Xác định vị trí đặt thùng nhựa đảm bảo nguyên tắc: Thùng thứ hai (ngăn lắng) phải thấp hơn thùng thứ nhất (ngăn chứa) từ 10 đến 30cm, thùng thứ ba (ngăn lọc) phải thấp hơn thùng thứ hai từ 10 đến 30cm.
- Bước 2: Đục một lỗ trên nắp thùng nhựa thứ nhất (ngăn chứa) với đường kính bằng đường kính của ống dẫn nước để lắp ống dẫn chất thải từ bồn cầu xuống bể phốt.
- Bước 3: Đục lỗ ở gần miệng thùng nhựa thứ nhất để gắn ống thoát nước ra ngoài. Lựa chọn vị trí thích hợp sao cho một bên đầu ống được gắn trên miệng của thùng nhựa thứ hai (ngăn lắng), đục lắp thùng ngăn lắng để nối ống.
- Bước 4: Tương tự bước trên, đục hai lỗ gần miệng thùng nhựa thứ hai. Một lỗ dùng để thoát khí còn một lỗ để thoát chất thải, lựa chọn vị trí thích hợp để đặt được một bên đầu ống lên miệng thùng nhựa thứ ba (ngăn lọc), đục lắp thùng lọc để nối ống.
- Bước 5: Đục lỗ trên miệng thùng nhựa làm thứ ba để dẫn chất thải ra đường ống xả thải môi trường.
- Bước 6: Tiến hành lắp đặt hệ thống đường ống dẫn và ống xả thải hoàn chỉnh, tạo sự kết nối giữa các thùng với nhau, giữa thùng thứ nhất với thùng thứ hai, thùng thứ hai với thùng thứ ba.
- Bước 7: Lắp đặt ống dẫn thải từ bồn cầu đến thùng thứ nhất, ống dẫn thải từ thùng thứ ba với ống xả thải môi trường.
- Bước 8: Dùng cát, sỏi đổ vào thùng thứ ba (ngăn lọc) để làm bộ lọc. Đổ một lượng nước vừa phải và bùn vào thùng thứ nhất (ngăn chứa) giúp phân hủy các chất thải rắn bị chìm xuống đáy
- Bước 9: Lắp đặt vị trí cố định của ba thùng nhựa, chôn vùi, lấp kín xuống đất theo hố đã đào sẵn ở vị trí thích hợp hoặc để ở vị trí mà bạn dự định. Kết thúc quy trình là bể phốt.
Trên đây là các bước cơ bản hướng dẫn bạn làm bể phốt bằng thùng nhựa cũng như lắp đặt bể phốt bằng thùng nhựa thông thường. Nếu quyết định tự làm tại nhà, bạn cần tuân thủ tuyệt đối các quy trình trên để đảm bảo hầm cầu hoạt động đúng nguyên tắc, tránh lỗi phát sinh gây tắc nghẽn phải hút hầm cầu dù chưa đến định kỳ hay mới sử dụng một thời gian ngắn.
Làm bể phốt bằng thùng nhựa phải đảm bảo nguyên lý hoạt động như nào?
Bể phốt tự làm bằng thùng nhựa cần phải đảm bảo vị trí đặt ống hút bể phốt tuần tự giữa các ngăn giúp quy trình hoạt động trơn tru, hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của bể phốt tự làm bằng thùng nhựa tương tự với các bể phốt truyền thống, phải đảm bảo quy tắc như sau:
- Chất thải từ bồn cầu sẽ di chuyển xuống thùng nhựa làm ngăn chứa, trong ngăn này sẽ có một lượng nước, bùn nhất định, các chất thải rắn sẽ lắng xuống đáy bể, nhờ vi sinh vật mà phân hủy dần theo thời gian. Đến thời điểm mực nước ở ngăn chứa dâng lên đến đường ống nối, các chất lỏng hoặc hợp chất lơ lửng khác sẽ tràn qua ngăn lọc.
- Tại ngăn chứa những chất thải rắn sẽ được vi sinh vật trong bể phân hủy thành bùn. Còn các chất ở ngăn lắng tiếp tục phân hủy thêm một lần nữa, khi tràn sang ngăn lọc sẽ được lọc qua lớp cát, sỏi và theo đường ống dẫn hòa vào với đường ống xả thải ra ngoài môi trường.
Lưu ý là trong quá trình xử lý chất thải của bể phốt sẽ có một lượng khí metan sản sinh và thoát ra theo đường ống dẫn khí ở ngăn lắng. Khi làm bể phốt cần chú ý lắp đường ống thoát khí này vì nếu không có ống thoát khí, khí metan tích tụ lâu ngày dễ làm nổ đường ống, thậm chí nổ bể.
Tự làm bể phốt bằng thùng nhựa có ưu nhược điểm gì?
Bên cạnh ưu điểm giúp tiết kiệm chi phí, cách làm đơn giản, việc tự làm bể phốt bằng thùng nhựa vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Cụ thể:
Ưu điểm
Bể phốt tự làm bằng thùng nhựa có những ưu điểm vượt trội so với bể phốt được xây dựng truyền thống như:
- Thi công bể phốt tự làm, bằng nhựa dễ dàng hơn.
- Thời gian thi công, lắp đặt của bể phốt nhựa nhanh hơn so với bể phốt xây dựng.
- Chi phí lắp đặt bể phốt loại này cũng sẽ tiết kiệm hơn nhờ thời gian thi công được rút gọn.
- Trong quá trình thi công không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, chỉ cần nắm được kỹ thuật cơ bản, nguyên lý hoạt động thông thường của bể phốt là được.
- Tránh được sự hư hỏng của bể phốt do tay nghề của thợ thi công xây dựng còn non kém.
- Bể phốt tự làm bằng nhựa đa dạng hơn về kích thước, thiết kế cũng như hình dạng giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn.
Nhược điểm
Bể phốt tự làm bằng nhựa sẽ tồn tại một số nhược điểm, hạn chế so với bể phốt được xây dựng truyền thống như:
- Chi phí mua thùng nhựa tương đối cao.
- Bể phốt làm bằng thùng nhựa chỉ có tuổi thọ khoảng 5 năm, độ bền kém, trong khi bể phốt được xây dựng có tuổi thọ lên đến 50 năm.
- Trong quá trình sử dụng, bể phốt bằng nhựa bị hỏng hóc thì chi phí sửa chữa sẽ tốn kém hơn nhiều so với chi phí sửa chữa các loại bể phốt truyền thống. Cách xử lý bể phốt bị rò rỉ bằng nhựa cũng sẽ phức tạp hơn nhiều.
Nắm được các ưu nhược điểm của phương pháp tự làm bể phốt bằng thùng nhựa giúp bạn có lựa chọn đúng đắn cho công trình xây dựng của mình. Ngoài ra, một giải pháp khác bạn có thể cân nhắc là chọn mua bể phốt sẵn bằng nhựa là sản phẩm mới được ưu tiên lựa chọn thay thế cho bể phốt truyền thống. Chi phí bể phốt nhựa hiện dao động từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tóm lại, bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn đọc cách tự làm bể phốt bằng thùng nhựa đơn giản, tiết kiệm tại nhà. Hy vọng sẽ cung câ0s cho bạn những thông tin hữu ích, tự làm bể phốt bằng nhựa thành công. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hãy để lại bình luận phía dưới nhé!