Khi bồn cầu nhà bạn gặp tình trạng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của thành viên trong gia đình. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như các cách để khắc phục hiệu quả!
Tìm hiểu 6 nguyên nhân gây ra tình trạng bồn cầu dội nước không xuống
Tình trạng bồn cầu dội nước không xuống xảy ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt. Việc bồn cầu bị ứ nước lâu ngày sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Từ đó có thể gây nên nhiều căn bệnh về đường hô hấp cho các thành viên trong gia đình.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bồn cầu dội nước không xuống. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến ở nhiều gia đình hiện nay:
1.1. Do hầm cầu quá cũ, sử dụng trong thời gian dài
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bồn cầu dội nước không xuống chính là hệ thống đã quá cũ. Sau một thời gian dài sử dụng thì hầm cầu rất dễ bị tình trạng đầy. Đường ống thoát khí đôi khi sẽ bị thấp so với mực nước cống chính.
Những điều kiện trên đã làm cho chất thải khi bị đẩy xuống không thể thoát ra ngoài mà ùn ngược lên bồn cầu. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bồn cầu bị nghẹt. Lúc này bạn cần sử dụng đến dịch vụ hút hầm cầu để giải quyết vấn đề cấp thiết này.
1.2. Do thói quen sinh hoạt vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bồn cầu dội nước không xuống chính là người dân có thói quen vứt giấy vệ sinh xuống toilet.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giấy vệ sinh khác nhau, có những loại tan trong nước và có những loại không thể phân hủy. Đối với các sản phẩm kém chất lượng việc tích tụ lâu ngày sẽ gây ra tình trạng khó phân hủy. Lúc đó khi bạn xả nước thì nước sẽ không thể xuống thẳng được mà bị ứ đọng lại gây tắc ống nước thải.
1.3. Lắp đặt sai quy cách
Trước khi lắp đặt bồn cầu, khách hàng cần phải tìm hiểu về vị trí cũng như những yêu cầu kỹ thuật đi kèm. Bạn cần phải tìm hiểu những vị trí quan trọng như đường ống dẫn chất thải, vị trí ống thoát nước,… tất cả mọi chi tiết phải được chuẩn xác, không bị gấp khúc.
Chỉ cần một sai phạm nhỏ thì cả công trình đều bị ảnh hưởng, dễ dàng dẫn đến tình trạng bồn cầu dội nước không xuống. Trong suốt quá trình sử dụng bạn cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo toilet đang hoạt động ổn định và hiệu quả.
Để hạn chế tối đa tình trạng lắp nhà vệ sinh sai quy cách, bạn nên sử dụng dịch vụ để lắp đặt. Đối với những kỹ thuật viên đã có kinh nghiệm trong ngành thì việc lắp nhà vệ sinh, đi đường ống thoát nước sẽ hạn chế được tối đa sai sót.
1.4. Làm rơi vật cứng vào toilet
Trong quá trình sinh hoạt thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc làm rơi các vật dụng như kẹp tóc, thìa,… vào bồn cầu. Những vật cứng này thường khi rơi vào đường ống sẽ bị mắc kẹt lại, không thể phân hủy được.
Khi các vật nhỏ này rơi vào sâu bên trong thì sẽ gây nên tình trạng bồn cầu dội nước không xuống. Lúc này bạn không thể áp dụng các mẹo thông cống để xử lý mà phải nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia.
1.5. Tình trạng bể phốt bị đầy
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bồn cầu không thoát nước chính là bể phốt bị đầy. Thông thường những chuyên gia khuyên rằng bạn nên hút bể phốt từ 3 năm/ lần.
Tình trạng bể phốt bị đầy không chỉ là nguyên nhân dẫn đến việc bồn cầu dội nước không xuống mà nó còn gây ra mùi khó chịu. Nếu bạn gặp tình trạng này thì bạn hãy nhanh chóng xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
1.6. Ống thông khí lắp sai vị trí
Đường ống thoát khí hay còn gọi là ống thông khí, thường được lắp với nhiệm vụ loại đi mùi hôi và thông khí trong bồn cầu. Bên cạnh đó, nó còn giúp làm giảm áp lực khí lên toilet của nhà bạn.
Khi đường ống thông khí bị tắt hoặc lắp đặt không khớp với lỗ thông hơi từ bồn cầu thì sẽ gây ra tình trạng bồn cầu dội nước không xuống.
2. Hướng dẫn 7 cách xử lý bồn cầu dội nước không xuống hiệu quả nhất
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dùng để thông bồn cầu nghẹt, dội nước không xuống. Sau đây là một số cách bạn có thể thử khi bồn cầu bị ứ nước.
2.1. Dùng các loại bột thông cống
Một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng chính là dùng các loại bột thông cống, các chế phẩm vi sinh để xử lý các chất cặn bã. Đây là phương pháp xử lý tình trạng bồn cầu dội nước không xuống vô cùng đơn giản và nhanh chóng.
Bạn chỉ việc chọn mua một loại bột thông cống sau đó trực tiếp đổ vào bên trong toilet và chờ cho nó hoạt động trong 30 phút. Các chất hóa học bên trong bồn cầu sẽ tác dụng với những cặn bã còn đóng lại, làm mềm chúng để dễ dàng xử lý. Tiếp theo đó bạn chỉ cần dội nước thật mạnh vào bồn cầu để đẩy tất cả những chất cặn bã xuống.
2.2. Sử dụng băng dính để thông bồn cầu bị ứ nước
Một trong những phương pháp để xử lý tình trạng bồn cầu dội nước không xuống, thông cầu cống nghẹt chính là sử dụng băng dính. Phương pháp này sẽ vận dụng vào nguyên lý nén áp suất từ lượng nước trong bồn cầu, làm lực đẩy các chất cặn bã xuống.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một cuộn băng dính và làm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Lau sạch thành bồn cầu và dán các lớp băng lên. Bạn cần phải đảm bảo thành bồn cầu không bị dính nước thì băng dính mới bám chặt được.
- Bước 2: Sau khi đã bị chặn được thành cầu thì bạn sẽ nhấn xả nước, dùng tay ấn xuống để tạo áp lực đẩy chất cặn bã ra ngoài.
- Bước 3: Bạn hãy lặp lại động tác này từ 2 đến 3 lần đến khi chất thải đã được tống xuống dưới cống.
2.3. Xử lý bồn cầu dội nước không trôi bằng baking soda và giấm
Baking soda và giấm là hai nguyên liệu luôn có sẵn trong mọi căn bếp. Bên cạnh việc phục vụ cho việc chế biến món ăn, hai chất này còn có tác dụng làm mềm, mài mòn các chất thải, giúp chất thải dễ tan ra, xử lý tình trạng bồn cầu dội nước không trôi hiệu quả.
Đầu tiên bạn cần trộn baking soda và giấm thành một hỗn hợp theo tỷ lệ 1:1. Tiếp theo đó bạn hãy chỗ trực tiếp chúng vào toilet đang bị nghẹt. Bạn chờ khoảng 20 phút cho hỗn hợp trên ngấm vào, làm mềm chất thải, sau đó nhấn nước để xả bồn cầu. Thông bồn cầu bằng baking soda và giấm là một trong những cách giúp bạn giải quyết được vấn đề bồn cầu dội nước không xuống hiệu quả nhất hiện nay.
2.4. Dùng cây pittong cao su để thông bồn cầu
Trong trường hợp bồn cầu dội nước không xuống do các chất thải, thức ăn thừa thì việc dùng pittong thông cống bằng cao su để tạo áp lực đẩy là phương pháp hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên trước khi thực hiện thông bồn cầu bị ứ nước, bạn cần phải rút hết nước đang nghẹt lại bên trong bồn cầu ra.
Sau đó bạn sẽ đặt pittong cao su vào sao cho bịt chặt tại lỗ thoát nước ở bồn cầu. Bạn thực hiện thao tác nhấn mạnh để tạo áp lực đẩy tất cả những chất thải còn vướng lại trong thành ống ra bên ngoài. Lặp lại hành động này nhiều lần cho đến khi nước có thể thoát một cách tự nhiên là bạn đã thành công.
2.5. Sử dụng nước Coca Cola để xử lý
Có thể bạn không biết bên cạnh đóng vai trò là một loại nước uống giải khát thì Coca Cola còn được nhiều người sử dụng trong việc giải quyết tình trạng bồn cầu dội nước không xuống. Vì trong thành phần của cocacola có chứa chất Sodium Bicarbonate ( chất này tương tự như Baking soda), tính kiềm mạnh của hợp chất này sẽ làm mài mòn đi những chất thải còn mắc kẹt trong cống.
Bệnh chỉ cần đổ 1.5 lít Coca Cola trực tiếp vào bồn cầu bị nghẹt. Sau đó bạn để yên trong khoảng 30 phút rồi nhấn vào gạt xả nước. Thông bồn cầu bằng Coca còn giúp khử sạch mùi hôi, ngăn chặn được sự phát triển của virus trong bồn cầu.
2.6. Dùng nước sôi để thông bồn cầu
Dùng nước sôi để xử lý tình trạng bồn cầu dội nước không xuống là một trong những cách xử lý phổ biến. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách.
Lưu ý rằng nước sôi chỉ nên dùng nước rơi vào khoảng 70 đến 80 độ C. Nếu như bạn dùng nước quá nóng thì chúng sẽ gây hư hỏng lớp tráng men trong bồn cầu, giảm tuổi thọ của toilet. Khi thực hiện thao tác đổ nước xuống thì bạn nên đứng ở trên cao, dội mạnh để tạo áp suất lớn, tác động trực tiếp đến các vật bị tắc lại bên trong.
Thông bồn cầu bằng nước sôi sẽ giúp bạn cuốn trôi tất cả những chất cặn bã còn sót lại, xử lý được vấn đề bồn cầu dội nước không xuống. Sau đó bạn chỉ việc xả nước để kiểm tra lại một lần nữa về tình hình bồn cầu của bạn.
2.7 Sử dụng móc treo quần áo để thông bồn cầu
Cách cuối cùng để xử lý bồn cầu dội nước không xuống chính là sử dụng móc quần áo. Móc quần áo là một vật dụng quen thuộc, có thể xử lý tình trạng nghẹt cống hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này chính là dễ dàng uốn cong theo nhiều hình dạng nên dễ dàng sử dụng, hiệu quả tối ưu.
Đầu tiên bạn cần bẻ cây móc thành một đường thẳng, sau đó dùng miếng vải mỏng để quấn vào một đầu của móc. Đây là đầu móc mà bạn dùng để đưa trực tiếp vào bên trong. Khi bạn quấn vải sẽ giúp bảo vệ được thành ống, tránh bị sứt mẻ lớp tráng men.
Tiếp theo, bạn sẽ đưa trực tiếp móc vào sâu bên trong lỗ thoát của bồn cầu đến khi cảm nhận được vị trí của vật cản. Sau đó, đẩy thật mạnh để loại bỏ vật cản ra khỏi đường ống. Lặp lại động tác nhiều lần cho đến khi nước trong bồn cầu có thể trôi xuống tự nhiên. Thông bồn cầu bằng móc áo là phương pháp dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả triệt để.
Bài viết trên đã giúp cho người đọc hiểu rõ về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bồn cầu dội nước không xuống. Bên cạnh đó bạn còn có thể bỏ túi cho mình các mẹo để xử lý mỗi khi bồn cầu bị tắc nghẹt. Ngoài ra nếu như bạn cần dịch vụ xử lý vấn đề về bể phốt, thông tắc thì hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn miễn phí và giải quyết nhanh chóng nhé!