Tổng Hợp 4 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Hiệu Quả Nhất

Ngày cập nhật: 07/06/2023
 -  Nguyễn Vũ Hiệp

Nước thải sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu gây hại đến sức khỏe và mọi hoạt động của con người. Trong bài viết bên dưới đây, hút hầm cầu Xanh Sài Gòn sẽ liệt kê ra 4 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất hiện nay, cùng tham khảo ngay bên dưới nhé!

Tổng hợp 4 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

Dưới đây là các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất hiện nay:

1. Phương pháp xử lý nước thải sinh học

Phương pháp xử lý nước thải sinh học là phương pháp vi sinh sử dụng tính hòa tan và không hòa tan của các hợp chất hữu cơ trong nước. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là các vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng để tạo ra năng lượng. Sản phẩm của các quá trình này là khí CO2, H2O, N2 và ion sulfite.

Mục đích của phương pháp này là khử các chất hữu cơ có nồng độ cao trong nước về nồng độ tiêu chuẩn cho phép, ở mức không gây hại tới môi trường.

2. Phương pháp xử lý nước thải cơ học

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ học sẽ giúp tách bỏ các chất rắn có kích thước khác nhau tồn tại trong nước.

Bằng cách dùng song chắn hoặc màn lưới để tách bỏ các loại rác thải, các vật cản đi theo dòng nước:

  • Bể lắng: sẽ loại bỏ hoàn toàn các chất lơ lửng.
  • Bể tách dầu: tách chiết các chất rắn có khối lượng nhỏ hơn nước ra khỏi nước như dầu, mỡ…
phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học là một phương pháp hiệu quả.

3. Phương pháp xử lý hóa lý

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý là cách thông qua các quá trình vật lý và các phản ứng hóa học (keo tụ, tạo bông) để xử lý nước thải mà không có sự xuất hiện của bể lắng.

Các hợp chất lơ lửng có trong nước có kích thước vô cùng nhỏ nên việc lắng đọng sẽ không hiệu quả và tốn khá nhiều thời gian. Do vậy, để đẩy nhanh quá trình nên sử dụng một số hợp chất như phèn nhôm, phèn chua,… bởi đây là các chất có khả năng kết tụ các chất rắn thành một khối có trọng lượng lớn hơn; điều này sẽ khiến chúng dễ dàng lắng xuống đáy bể.

4. Phương pháp xử lý hóa học

Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt không thể thiếu trong quá trình xử lý, như cân bằng độ pH của nước, khử trùng nước bằng hóa chất.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm vì bạn có thể tìm mua các loại hóa chất ở những điểm bán lẻ, cửa hàng tạp hóa. Bên cạnh đó, không gian xử lý nước thải chiếm diện tích nhỏ.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là nó làm ô nhiễm môi trường vì các chất hóa học và những phản ứng hóa học.

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt như tắm giặt, vệ sinh, nấu nướng, tẩy rửa, lau dọn… từ các hộ gia đình, các cơ quan, trường học, bệnh viện, khu vực cộng đồng.

nước thải sinh hoạt là gì
Nước thải sinh hoạt là nước thải được xả ra từ hoạt động sinh hoạt như tắm giặt, nấu nướng của các hộ gia đình.

Phân loại nước thải sinh hoạt

Dựa vào tính chất và nguồn phát thải, có thể chia nước thải sinh hoạt thành 3 loại:

Nước thải ra từ khu nhà vệ sinh

Nước thải từ các khu vệ sinh như nhà vệ sinh, phòng tắm công cộng,… đây cũng là loại nước thải có chứa các chất gây ô nhiễm ở nồng độ cao nhất. Thành phần chủ yếu của loại nước thải này là các chất hữu cơ như: nước tiểu, phân, các virus gây bệnh và cặn lơ lửng. Trong đó, thành phần gây ô nhiễm chính là các chất COD, BOD5, Nitơ và Phốt Pho.

Nước thải từ khu nhà bếp

Nước thải loại này có chứa hàm lượng dầu mỡ cao, vụn thực phẩm, rác thải hữu cơ nhiều. Các chất này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thoát nước, dễ gây tắc nghẽn đường ống thoát nước. Và để giải quyết được tình trạng tắc nghẽn cống thoát nước do rác thải từ khu nhà bếp sẽ phải nhờ tới sự trợ giúp của các bên dịch vụ thông cống nghẹt.

Nước thải từ khu tắm giặt

Loại nước thải này ít ô nhiễm hơn hai loại trên bởi thành phần các chất gây ô nhiễm là không đáng kể. Tuy nhiên, trong nước thải từ khu tắm giặt cũng chứa một  lượng hóa chất tẩy rửa trong bột giặt, xà phòng, sữa tắm, gây ảnh hưởng đến môi trường nước và hệ thống xả thải.

nước thải sinh hoạt từ khu tắm giặt
Nước thải từ khu tắm giặt chứa các hóa chất tẩy rửa.

Tại sao cần phải xử lý nước thải sinh hoạt?

Cần phải xử lý nước thải sinh hoạt vì đây là vấn đề có liên quan đến môi trường và sức khỏe của con người. Dưới đây là một vài lý do chính để giải thích cho việc tại sao cần phải xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả thải ra môi trường:

Ảnh hưởng tưới chất lượng cuộc sống

Nước không chỉ đóng vai trò trong việc cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt, nó còn được con người tận dụng tạo ra các khu vui chơi giải trí, hồ bơi, các khu du lịch biển nhằm phục vụ các dịch vụ của con người hiện nay. Vậy nên việc ứng dụng các dây chuyền lọc nước vào việc lọc nước là vô cùng cần thiết.

Hơn nữa, nếu nước thải sinh hoạt không được xử lý đúng cách, nó sẽ gây nên vấn đề tắc nghẽn đường ống thoát nước và hệ thống cống. Điều này gây nên những bất cập trong sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống. Lúc này, bạn sẽ cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của các bên dịch vụ thông cống nghẹt hoặc hút hầm cầu.

Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người

Nếu không xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh cho con người do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Nhẹ thì có thể là các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nhưng nặng sẽ gây nên các nguy hại đến cơ thể như ung thư gan, phổi,…

Ảnh hưởng đến thủy sản

Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi trồng thủy sản và các sinh vật dưới nước. Nó duy trì sự phát triển của thủy hải sản và tạo một môi trường sống lành mạnh cho các sinh vật. Qua trọng hơn nữa trong việc đánh bắt cá ngành công nghiệp, với những người đam mê câu cá và cho nền thủy sản tương lai của đất nước.

Ảnh hưởng môi trường sống của động vật khác

Nhiều sự sống trên trái đất đang phụ thuộc vào các con sông, suối, đầm lầy và biển. Đây không chỉ là môi trường duy trì sự sống của hàng trăm loài sinh vật thủy hải sản mà còn cả các động vật hoang dã, các động vật sống trên bờ, thậm chí cả trên không trung đều cần có nguồn nước sạch để đảm bảo cuộc sống.

cần phải xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả thải ra môi trường

Hy vọng với bài viết trên, Xanh Sài Gòn đã giúp bạn hiểu hơn về nước thải sinh hoạt cũng như cách xử lý nước thải sinh hoạt sao cho hiệu quả nhất để hạn chế được những tác động xấu tới cuộc sống và môi trường sống của chúng ta. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ tới bạn bè nhé!

5/5 - (9 bình chọn)
Bài viết liên quan
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Call Call
On top

On top